Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

KỸ NĂNG PHỎNG VẤN, XIN VIỆC THÀNH CÔNG

6 ĐIỀU CẦN BIẾT TRƯỚC KHI PHỎNG VẤN

1. Tại sao hồ sơ của chúng ta không được nhà tuyển dụng lựa chọn:

Có hàng ngàn hồ sơ nộp vào cho một vị trí tuyển dụng, vì vậy bạn phải làm như thế nào để hồ sơ của bạn nổi bật nhất và được nhà tuyển dụng “để mắt đến”. Đôi lúc có những bộ hồ sơ “độc – lạ”, một bộ hồ sơ khác biệt so với những bộ hồ sơ khác lại gây chú ý, gây ấn tượng cho nhà tuyển dụng với cái nhìn đầu tiên.

2. “Biết người, biết ta, trăm trận, trăm thắng”:

Ứng viên phải hiểu thật rõ công ty mình sắp phỏng vấn xin việc và hiểu thật kỹ vị trí công việc bạn đang ứng tuyển, bạn sẽ tự tin rất nhiều khi tham gia phỏng vấn với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó cần phải trao đổi thông tin qua lại với nhà tuyển dụng, nói lên được những thông tin mình biết về công ty và nếu có khả năng bạn hãy đóng góp các ý kiến của mình vào sự phát triển của công ty trong tương lai sắp tới. Sự hiểu biết đó là một điểm cộng của bạn đối với nhà tuyển dụng. Hãy làm cho nhà tuyển dụng thấy được thành ý của bạn, sự quan tâm của bạn đến công ty họ.

3. Lương – một thử thách thật sự

Mỗi ứng viên phải định hình được công việc mình đang ứng tuyển để từ đó suy nghĩ mức lương phù hợp, phù hợp về vị trí đảm nhiệm của mình và phù hợp với quy mô của công ty, khi thỏa thuận với nhà tuyển dụng bạn đã có sự chuẩn bị từ trước và không lúng túng khi trao đổi về mức lương. Hãy trả lời về mức lương khi đã hiểu hết, hiểu thấu đáo công việc mình sắp làm. Hãy đưa ra con số và nên nhớ không bao giờ quên nói cho nhà tuyển dụng "Vì sao họ phải trả cho bạn mức lương ấy", bạn phải cho nhà tuyển dụng biết được bạn thật sự có năng lực và có thể làm đảm nhận tốt vị trí công việc đang ứng tuyển.

4. Đi xin việc không được “Xấu”:

Vẻ bề ngoài sẽ tạo được thiện cảm và ấn tượng với nhà tuyển dụng, vì vậy khi đi phỏng vấn tuyển dụng phải dành thời gian để trau chuốt vẻ bề ngoài:

- Đối với nữ nên: Chú ý màu áo, nên chọn những máu áo nhẹ nhàng như hồng cánh sen, trắng hoặc màu xanh, chú ý đến đầu tóc, váy, túi xách, giày, nước hoa và đặc biệt nên trang điểm nhẹ, cẩn thận để bạn đẹp hơn, tự tin trước nhà tuyển dụng.

- Đối với nam: Chú ý đến đầu tóc, đồng hồ, Caravat, giày, áo bỏ vào quần, ăn mặc lịch sự, cắt móng tay gọn … Có những công ty cần tuyển những vị trí không yêu cầu ngoại hình nhưng bạn phải chú ý đến nó để bạn có thể tự tin và tạo một tác phong chuyên nghiệp cho bản thân.

5. Nên đến sớm ít nhất là 15 phút:

Đến sớm để có thời gian bình tĩnh lại, có thời gian chỉnh chu lại tác phong của bản thân, tạo được tin thần thoải mái cho cuộc phỏng vấn … Đến muộn là điều tối kỵ trong phỏng vấn, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp nếu bạn không đúng giờ, đó là lỗi lớn. Đến sát giờ phỏng vấn sẽ tạo cảm giác hồi hộp, lo lắng vì chưa kịp bình tĩnh lại. Vì vậy, bạn nên đến sớm ít nhất là 15 phút.

6. Ngồi chờ phỏng vấn trong tư thế đẹp nhất:

Những nơi dành cho ứng viên ngồi chờ phỏng vấn có thể có camera ghi hình, vì vậy trong khi ngồi chờ phỏng vấn bạn phải ngồi trong tư thế đẹp nhất, từ nụ cười, ánh mắt, khuôn mặt điệu bộ, tất cả đều phải đẹp, tạo được sự tự tin và bình tĩnh, không cầm điện thoại vì có thể bạn sẽ bị nghĩ lướt facebook, zalo …. Và lơ là công việc chính.

10 ĐIỀU TRONG KHI PHỎNG VẤN

1. Nên có câu chào và bắt tay nhà tuyển dụng:

Lời chào của các bạn sẽ gây thiện cảm với nhà tuyển dụng, thể hiện bạn là con người văn hóa, lịch sự, nếu bạn không chào – ngại bắt tay có thể Nhà tuyển dụng sẽ đánh giá thấp bạn trong giao tiếp công sở.

2. Bộ mặt của chúng ta sẽ nói lên tất cả:

Luôn giữ nét mặt tự tin, mỉm cười, trình bày thông tin với vẻ mặt chân thật, lời nói và khuôn mặt phải hòa hợp với nhau (không thể nói 2 từ đồng ý với một vẻ mặt khó chịu, không khuất phục), đừng để nhà tuyển dụng phải nghi ngờ câu nói của bạn vì khuôn mặt của bạn không chân thật, không hòa hợp với câu trả lời của bạn.

3. Chỉ nên ngồi vào ghế khi nhà tuyển dụng có lời mời:

Nếu chưa được nhà tuyển dụng mời ngồi mà bạn đã tự ý ngồi vào ghế có thể những nhà tuyển dụng khó tính hoặc một số nhà tuyển dụng lấy đó làm phép thử thì bạn đã bị một điểm trừ trong mắt nhà tuyển dụng. Vì thế hãy khéo léo trong cách xử lý tình huống, nếu lâu chưa được mời ngồi bạn hãy xin phép Nhà tuyển dụng, điều này cần lưu ý.

4. Chuẩn bị tư thế sẵn sàng:

Một khuôn mặt tự tin và một phong cách bình tĩnh là yếu tố quan trọng trong các buổi phỏng vấn, Nhà tuyển dụng sẽ thấy được điều đó và sẽ chú ý đến bạn rất nhiều nếu bạn nói được câu: “Dạ, em đã sẵn sàng, chúng ta có thể bắt đầu được chưa ạ!”. Điều đó sẽ làm nhà tuyển dụng cảm thấy hứng thú với một ứng viên chủ động như bạn.

5. Nhìn thẳng vào mắt nhà tuyển dụng khi trao đổi:

Dùng ngôn ngữ hình thể, ngôn ngữ không lời là một lợi thế trong giao tiếp, đặc biệt là ánh mắt phải thể hiện sự chân thật, Nhà tuyển dụng sẽ thấy được điều đó. Khi trao đổi, bạn nhìn vào mắt nhà tuyển dụng, họ sẽ nhìn thấy sự tự tin và sự chân thật của bạn. Bạn nghĩ như thế nào nếu một ứng viên không dám nhìn vào mắt nhà tuyển dụng.

6. Lắng nghe, tránh ngắt lời nhà tuyển dụng:

Khi nhà tuyển dụng đang trao đổi tuyệt đối không được chen ngang, phải chờ nhà tuyển dụng nói xong mới được nêu lên ý kiến của mình, thể hiện thái độ lịch sự và biết lắng nghe, thể hiện thái độ quan tâm đến những gì nhà tuyển dụng đang trao đổi. Việc ngắt lời có thể gây cho người khác sự đánh giá là chúng ta vội vàng, hấp tấp trong suy nghĩ và cách hành xử.

7. Trả lời ngắn gọn và nhấn mạnh vào điểm chính:

Thời gian phỏng vấn của bạn không dài nên phải biết nói ngắn gọn và tập trung vào những điểm chính mà nhà tuyển dụng quan tâm. Hãy nói có trọng tâm, không lơ mơ, dài dòng mà hãy tập trung vào vấn đề cần trao đổi. Luôn để ý đến thời gian phỏng vấn để có những câu trả lời phù hợp nhất. Nếu thời gian còn dài, chúng ta có thể cho biết thêm nhiều thông tin, nhưng nếu thời gian còn ít, hãy nói những gì cần thiết và trọng tâm nhất.

8. Cho nhà tuyển dụng thấy được nét nổi bật của mình:

Mỗi ứng viên có một nét nổi bật riêng và hãy làm nổi bật nó lên cho nhà tuyển dụng thấy được. Khi nhà tuyển dụng hỏi về điểm mạnh và điểm yếu, hãy nói điểm mạnh nhiều hơn điểm yếu và gắn nhiều điểm mạnh liên quan đến công việc mà nhà tuyển dụng đang quan tâm tuyển chọn.

9. Nếu cần, hãy tự tin đặt những câu hỏi ngược lại nhà tuyển dụng:

Ít có những ứng viên đặt lại những câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng, vì vậy khi đặt lại những câu hỏi ngược lại cho nhà tuyển dụng trong một vài trường hợp thích hợp rất tốt cho bạn và cần thiết cho thông tin trao đổi qua lại (Ví dụ: Văn hóa của công ty mình như thế nào ạ? Cơ hội nghề nghiệp của em sẽ như thế nào khi em nhận công việc này? Có những thách thức nào khi em đảm nhiệm công việc này? Công ty có những chính sách nào cho nhân viên ạ?...).

10. Giao tiếp với nhà tuyển dụng là giao tiếp “Theo kịch bản”:

Đa phần, ở một vị trí nhất định, những câu hỏi của nhà tuyển dụng hỏi theo một khuôn mẫu, thường là gần giống nhau ở các nhân viên. Nếu chúng ta chịu khó chuẩn bị, trả lời trước những câu hỏi đó thì khi gặp lại nó việc trả lời rất dễ dàng, lưu loát và tự tin.

3 ĐIỀU NÊN LÀM  SAU KHI PHỎNG VẤN

1. Sau buổi phỏng vấn kết thúc nên khẳng định lại rằng: Tôi thật sự mong muốn được nhận vào công ty, muốn đóng góp công sức của mình vào sự phát triển của công ty.

2. Nếu có hẹn gửi email hay bất cứ thông tin gì cho nhà tuyển dụng thì tuyệt đối phải đúng thời gian để khẳng định mình là người chuyên nghiệp, chứng tỏ bạn nghiêm túc trong văn hóa công sở.

3. Viết thư cảm ơn sau khi phỏng vấn (chậm nhất là 3 ngày) để thể hiện sự chân thành và thái độ lịch sự, có thể bạn sẽ không được nhận vào công ty, nhưng đây có thể là cơ hội cuối cùng của bạn để nhà tuyển dụng có thể xem xét và đưa ra quyết định.

 

Lưu ý: Trên đây là những lời chia sẻ dưới góc độ của một cá nhân nhiều năm tham gia tuyển dụng. Tôi khuyến khích các bạn học hỏi thêm kinh nghiệm từ nhiều nhà tuyển dụng, những ứng viên đã ứng tuyển thành công, từ internet … sẽ giúp các bạn tự tin và hoàn thiện hơn.

“Phỏng vấn xin việc: Không chuẩn bị là chuẩn bị cho sự thất bại” - Chia sẻ của TS. Huỳnh Anh Bình.

Tìm việc làm
Kêt nối với trường
Thăm dò ý kiến

Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức bạn tìm được việc làm đúng chuyên ngành hay không?

  • Đúng ngành
  • Có liên quan chuyên ngành
  • Không đúng chuyên ngành

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.