Những vấn đề nhỏ cho năm mới thay đổi lớn
Một năm mới nữa đang đến gần và chắc rằng bạn cũng đang có những dự định thú vị để phát triển công việc trong năm tới phải không? Nhưng trước khi vạch ra con đường cho 12 tháng tiếp theo, bạn cần có một “bức tranh” chính xác về sự nghiệp hiện tại. “Biết người biết ta, trăm trận không khốn cùng”, xác định rõ tình hình hiện tại sẽ giúp bạn điều chỉnh cách hành động để có thể đạt được kết quả khả quan hơn.
Bằng việc trả lời những câu hỏi sau đây, bạn sẽ biết được mình đang đứng ở đâu và làm thế nào để đi đến được vị trí mà bạn mong muốn trong năm mới.
Bạn đã “hoàn thành” được những gì?
Có thể bạn đã đưa ra một số thách thức cho bản thân trong năm nay nhưng quan trọng bạn đã hành động như thế nào và kết quả ra sao. Bạn đã thực hiện xuất sắc một dự án? Bạn đã được thăng chức như mong muốn? Hay bạn chỉ làm những công việc quen thuộc mà bấy lâu nay bạn vẫn làm mà không có bất kỳ sự tiến bộ nào?
Dù bạn đạt được điều gì thì vấn đề quan trọng là bạn đã tiến bộ và không rơi vào guồng quay nhàm chán. Hãy lập danh sách những thành tích bạn đạt được dù là nhỏ nhất như được sếp khen ngợi hoặc hơn nữa là được tăng lương. Khi nhận thấy được những “trái ngọt” này, hẳn bạn sẽ có thêm niềm tin và động lực để bước tiếp trên con đường sắp tới.
Kỹ năng chuyên môn trở nên “nhạy bén” hơn?
Một dấu hiệu chắc chắn cho sự “trưởng thành” là so sánh những kỹ năng, kiến thức bạn đang có được so với trước kia. Bạn đã tham dự các hội thảo liên quan, tham gia các lớp huấn luyện, các buổi offline, đạt được chứng chỉ mới hoặc bắt kịp các xu thế mới trong ngành nghề của mình? Đây là những hoạt động “rèn dũa” giúp kỹ năng của bạn ngày càng phát triển. Nếu không chắc chắn về sự cải thiện, hãy hỏi sếp và đồng nghiệp để có được những phản hồi khách quan, từ đó bạn sẽ có cơ sở đánh giá chính xác hơn.
Điều gì xảy ra khiến bạn thấy hối tiếc?
Nhiều người cho rằng việc gì xảy ra cũng có lí do của nó và không cần hối tiếc về những gì trong quá khứ. Tuy nhiên, chúng ta vẫn thường nhìn lại quá khứ và thầm ao ước “giá như...”, “nếu như...”. Thực tế rằng nhìn nhận những sai lầm sẽ khiến bạn không lặp lại chúng bất cứ lần nào nữa và điều chỉnh hành động để tránh đi vào vết xe đổ. Một khi đã nhận ra được những “khoảnh khắc khó quên” trong năm cũ, bạn sẽ biết làm gì để tập trung vào sự thay đổi trong tương lai. Hãy để mỗi ngày trong năm mới sẽ là ngày không có gì để tiếc nuối, bạn nhé!
Bạn có yêu thích công việc của mình?
Nếu câu trả lời là có thì hãy đào sâu hơn những điều trong công việc khiến bạn vui vẻ: Bạn có đam mê công việc không? Công việc có tính thách thức không? Dù bất cứ điều gì khiến bạn hạnh phúc trong công việc, hãy luôn ghi nhớ và xem đó như một động lực chính giúp sự nghiệp của bạn phát triển.
Ngược lại, nếu câu trả lời là không, hãy đưa ra những điều bạn không hài lòng và làm thế nào để thay đổi trong năm mới. Bạn nên biết rằng bạn có khả năng thay đổi mọi thứ, bao gồm cả việc tìm kiếm một công việc mới ở một môi trường mới.
Khổng Tử có câu: “ Hãy chọn công việc bạn yêu thích và như vậy bạn sẽ không phải làm việc một ngày nào trong cuộc đời mình”. Vì vậy hãy mạnh dạng thay đổi đi nhé.
Làm thế nào để thành công trong năm mới?
Sau khi “nhìn lại” những điều đáng chú ý trong năm cũ, hãy ngồi xuống và viết ra từ 3-5 mục tiêu và hoàn thành chúng theo từng quý, từng tháng hoặc từng tuần trong năm mới. Khi nhìn vào những “nhiệm vụ” đã được hoàn thành, bạn sẽ thấy sự tiến bộ của mình, tin tưởng vào bản thân và trở nên kiên nhẫn hơn.
Nếu nhận thấy công ty hoặc người quản lý hiện tại không đủ khả năng giúp bạn đạt những mục tiêu ấy thì hãy nhớ rằng có nhiều doanh nghiệp khác đang tìm kiếm những người có động lực và tận tâm, điều mà bạn đang sở hữu.
Đánh giá bản thân vào cuối năm cần sự chủ động và tự nguyện nhằm tổng kết những gì bạn đã làm và chưa làm được trong năm hiện tại, đồng thời đặt ra phương thức hành động và mục tiêu cho năm tiếp theo dựa trên thực tế. Hãy trung thực khi đánh giá bản thân vì nếu bạn chỉ viết những điều hoa mỹ, bạn sẽ khó nhận ra được vấn đề của chính mình và chắc chắn là bạn cũng không thể xây dựng mục tiêu trên những điều “vui tai” đó.
Theo CPR
- Sinh viên TDC với cơ hội trở thành thực tập viên Sacombank (08/11)
- Điểm mặt 9 “kẻ phá hoại” trên hành trình săn việc (05/10)
- Phỏng vấn nhóm - “Vượt vũ môn” qua 9 kiểu phỏng vấn thông dụng nhất (05/10)
- Vận dụng Social Media để thu hút nhà tuyển dụng (05/10)
- 4 phong cách nhà tuyển dụng thường gặp (05/10)
Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức bạn tìm được việc làm đúng chuyên ngành hay không?
- Đúng ngành
- Có liên quan chuyên ngành
- Không đúng chuyên ngành