Join Our Talent Network

Talent Network là gì?

Gia nhập Talent Network của chúng tôi sẽ giúp bạn nâng cao khả năng tìm kiếm việc làm. Cho dù bạn ứng tuyển một công việc nào đó hoặc đơn giản là cập nhật thông tin của mình, chúng tôi cũng luôn mong muốn được kết nối cùng bạn.

Vì sao bạn nên gia nhập Talent Network?

  • Nhận thông báo việc làm mới phù hợp với sự quan tâm của bạn
  • Cập nhật các thông tin mới nhất về công ty
  • Chia sẻ cơ hội việc làm với gia đình, bạn bè thông qua mạng xã hội hoặc email

Hãy gia nhập Talent Network của chúng tôi ngay hôm nay!

TÀI LIỆU HƯỚNG NGHIỆP NĂM 2016 DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC GIAI ĐOẠN 2016-2020 ĐẾN 2025

I.  DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN  NHU CẦU  NHÂN LỰC THEO CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

Trong Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035 Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành công nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, Ngành Điện tử và viễn thông, Năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

Quy hoạch đề ra mục tiêu, định hướng đến năm 2020, tầm nhìn đến 2030. Quy hoạch tập trung vào 10 ngành công nghiệp chủ yếu như: ngành cơ khí - luyện kim; ngành hóa chất; ngành điện tử, công nghệ thông tin; ngành dệt may-da giày; ngành chế biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống; ngành sản xuất vật liệu xây dựng; ngành khai thác và chế biến khoáng sản; ngành điện; ngành than; ngành dầu khí. Điểm mới của Quy hoạch giai đoạn này định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 3 ngành gồm cơ khí - luyện kim; điện tử - tin học, dệt may - da giày.

Quy hoạch phân bố theo không gian vùng lãnh thổ chia theo 5 vùng, trong đó xác định: Vùng Trung du miền núi phía Bắc tập trung phát triển các ngành khai thác và chế biến khoáng sản, chế biến nông, lâm sản, công nghiệp thủy điện, một số dự án luyện kim. Vùng đồng bằng sông Hồng phát triển công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa chất, nhiệt điện, công nghiệp công nghệ cao; Phát triển có chọn lọc công nghiệp hỗ trợ sản xuất linh kiện cơ khí, ô tô, xe máy, linh kiện điện tử. Vùng Duyên hải miền Trung (trong đó có vùng Kinh tế trọng điểm miền Trung) phát triển các ngành sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến hải sản, cơ khí đóng tàu, luyện kim và các ngành công nghiệp gắn với lợi thế vận tải biển. Vùng Tây Nguyên phát triển công nghiệp chế biến cây công nghiệp, khai thác và chế biến khoáng sản, sản xuất vật liệu xây dựng. Vùng Đông Nam bộ (trong đó có vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam), phát triển các ngành công nghiệp cơ khí, dầu khí và các chế phẩm hóa dầu, hóa chất, công nghiệp điện tử, công nghiệp công nghệ cao; nghiên cứu phát triển công nghiệp phụ trợ. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long (trong đó có vùng Kinh tế trọng điểm Đồng bằng sông Cửu Long), tập trung phát triển các ngành chế biến nông sản, thủy hải sản xuất khẩu, công nghiệp cơ khí phục vụ nông nghiệp, đóng và sửa chữa các loại phương tiện đánh bắt xa bờ.

Vùng Ðông Nam bộ mà hạt nhân là thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ tầm cỡ khu vực Ðông Nam Á về tài chính, thương mại, du lịch, giao lưu quốc tế; là trung tâm giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao; đồng thời là trung tâm chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ hàng đầu của cả nước.Tuy nhiên, xu hướng chọn các ngành công nghiệp - xây dựng giảm từ năm 2011 (33,1%) đến năm 2014-2015 (26,3%) cũng dự báo nguy cơ thiếu hụt nguồn nhân lực khối ngành công nghiệp - xây dựng.

Như vậy, nhìn chung nhu cầu nhân lực  của cả nước, ở vùng Ðông Nam bộ “cung” vượt “cầu” ở các ngành dịch vụ trong khi các ngành công nghiệp - xây dựng “cung” chưa gặp “cầu”.

II. DỰ BÁO NHU CẦU NHÂN LỰC THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2016-2020 ĐẾN 2025

Trong giai đoạn 2016 - 2020 đến năm 2025, nhu cầu nhân lực tại thành phố Hồ Chí Minh dự báo mỗi năm có khoảng 270.000 chỗ làm việc (130.000 chỗ làm việc mới). Trong đó nhu cầu nhân lực qua đào tạo chiếm 85%, nhu cầu nhân lực có trình độ trung cấp chiếm tỉ lệ cao nhất 33%, sơ cấp nghề và công nhân kỹ thuật chiếm 18%, trình độ cao đẳng chiếm 15%, trình độ đại học chiếm 17%, trên đại học chiếm 2%.

Trong tổng nhu cầu nhân lực, khu vực Dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất 67%, khu vực Công nghiệp – Xây dựng chiếm tỷ trọng 31%, khu vực Nông nghiệp chiếm tỷ trọng 2%; khu vực kinh tế Nhà nước chiếm tỷ trọng 5% khu vực kinh tế Ngoài nhà nước chiếm tỷ trọng70%, khu vực kinh tế Có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 25%.

Trong tổng nhu cầu nhân lực, 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu chiếm tỷ trọng 17%, 09 nhóm ngành kinh tế dịch vụ chiếm tỷ trọng 42%, các ngành nghề khác chiếm tỷ trọng 41%.

Trong tổng nhu cầu nhân lực qua đào tạo, nhóm ngành nghề Kỹ thuật công nghệ chiếm tỷ trọng 35%, nhóm ngành Kinh tế - Tài chính – Ngân hàng – Pháp luật – Hành chính chiếm tỷ trọng 33%, nhóm ngành khoa học tự nhiên chiếm tỷ trọng 7%, các nhóm ngành khác chiếm tỷ trọng 3-5%.

Bảng 1: Nhu cầu nhân lực phân theo ngành kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020 đến năm 2025

STT

Ngành kinh tế

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc

(Người/ năm)

1

Nông nghiệp

2

5.400

2

Công nghiệp - Xây dựng

31

83.700

3

Dịch vụ

67

180.900

Tổng nhu cầu nhân lực bình quân hàng năm

100

270.000

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Bảng 2: Nhu cầu nhân lực phân theo loại hình kinh tế tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020 đến năm 2025

STT

Loại hình

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc

(Người/năm)

1

Nhà nước

5

13.500

2

Ngoài nhà nước

70

189.000

3

Có vốn đầu tư nước ngoài

25

67.500

Tổng nhu cầu nhân lực bình quân hàng năm

100

270.000

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Bảng 3: Nhu cầu nhân lực 04 nhóm ngành công nghiệp trọng yếu tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020 đến năm 2025

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc
(Người/ năm)

1

Cơ khí

3

8.100

2

Điện tử - Công nghệ thông tin

6

16.200

3

Chế biến lương thực thực phẩm

4

10.800

4

Hóa chất – Nhựa cao su

4

10.800

Tổng nhu cầu nhân lực 04 ngành công nghiệp trọng yếu hàng năm

17

45.900

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Bảng 4: Nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020 đến năm 2025

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc
(Người/ năm)

1

Tài chính – Tín dụng – Ngân hàng – Bảo hiểm

4

10.800

2

Giáo dục – Đào tạo

5

13.500

3

Du lịch

8

21.600

4

Y tế

4

10.800

5

Kinh doanh tài sản – Bất động sản

4

10.800

6

Dịch vụ tư vấn, khoa học – công nghệ, nghiên cứu và triển khai

3

8.100

7

Thương mại

8

21.600

8

Dịch vụ vận tải – Kho bãi – Dịch vụ cảng

3

8.100

9

Dịch vụ bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin

3

8.100

Tổng nhu cầu nhân lực 09 nhóm ngành dịch vụ hàng năm

42

113.400

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Bảng 5:  Nhu cầu nhân lực ngành nghề khác thu hút nhiều lao động tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020 đến năm 2025

STT

Ngành nghề

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm (%)

Số chỗ làm việc 
(Người/ năm)

1

Truyền thông - Quảng cáo - Marketing

8

21.600

2

Dịch vụ phục vụ

10

27.000

3

Dệt may - Giày da - Thủ công mỹ nghệ

7

18.900

4

Quản lý - Hành chính - Nhân sự

4

10.800

5

Kiến trúc - Xây dựng - Môi trường

4

10.800

6

Công nghệ - Nông lâm

3

8.100

7

Khoa học - Xã hội - Nhân văn

2

5.400

8

Ngành nghề khác

3

8.100

Tổng nhu cầu nhân lực ngành nghề thu hút nhiều lao động

41

110.700

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Bảng 6: Nhu cầu nhân lực qua đào tạo phân theo 08 nhóm ngành tạiTP.Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020 đến năm 2025

 

STT

Nhóm ngành

Tỉ lệ ngành nghề so với tổng số việc làm(%)

Số chỗ làm việc  
(Người/ năm)

1

Kỹ thuật công nghệ

35

70.875

2

Khoa học tự nhiên

7

14.175

3

Kinh tế - Tài chính - Ngân hàng - Pháp luật - Hành chính

33

66.825

4

Khoa học xã hội - Nhân văn - Du lịch

8

16.200

5

Sư phạm - Quản lý giáo dục

5

10.125

6

Y - Dược

5

10.125

7

Nông – Lâm – Thủy sản

3

6.075

8

Nghệ thuật - Thể dục - Thể thao

4

8.100

Tổng nhu cầu nhân lực bình quân

100

202.500

Ghi chú:Tổng số 202.500 chỗ làm việc tính trên  nhu cầu nhân lực qua đào tạo có trình độ Sơ cấp nghề – Trung cấp  – Cao đẳng – Đại học

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

Bảng 7: Nhu cầu nhân lực theo trình độ nghề tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2016 – 2020 đến năm 2025

STT

Trình độ nghề

2016 - 2020

2021 - 2015

Tỉ lệ so với tổng số việc làm trống (%)

Số chỗ làm việc
(Người/năm)

Tỉ lệ so với tổng số việc làm trống (%)

Số chỗ làm việc
(Người/năm)

1

Trên đại học

2

5.400

2

5.400

2

Đại học

13

35.100

17

45.900

3

Cao đẳng

15

40.500

15

40.500

4

Trung cấp

35

94.500

33

89.100

5

Sơ cấp nghề

14

37.800

18

48.600

6

Lao động chưa qua đào tạo

21

56.700

15

40.500

Tổng số nhu cầu về trình độ nghề bình quân hàng năm

100

270.000

100

270.000

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh

III. DỰ BÁO XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN NHỮNG NHÓM NGÀNH NGHỀ MỚI TRONG GIAI ĐOẠN 2016 – 2020 ĐẾN 2025 THEO HƯỚNG CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA VÀ HỘI NHẬP

Quá trình phát triển thị trường lao động trong giai đoạn các năm tới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập làm thay đổi một số cơ cấu ngành nghề trong xã hội. Một số nhóm ngành nghề mới sẽ xuất hiện. Các nhóm ngành này vẫn dựa trên cơ sở của những nhóm ngành cũ và có sự kết hợp, lồng ghép các nhóm ngành với nhau dẫn đến sự hình thành của những nhóm ngành nghề mới phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Dự báo xu hướng phát triển như sau:

1. Nhóm ngành Công nghệ thông tin:

Ngành Công nghệ thông tin trong giai đoạn hội nhập ASEAN sẽ có cơ hội phát triển và hình thành một số nhóm nghề mới như: Bảo mật mạng, Lập trình ứng dụng di động, Lập trình game, Lập trình thiết kế game 3D, Lập trình thiết kế hiệu ứng hình ảnh và hoạt hình 3D. Vẫn dựa trên nền tảng của ngành đào tạo là công nghệ thông tin và được phát triển theo hướng chuyên sâu hơn.

2. Nhóm ngành Công nghệ và Kỹ thuật:

Sự kết hợp giữa nhóm ngành Công nghệ và Kỹ thuật dẫn đến sự xuất hiện một số nhóm ngành như: Kỹ thuật thương mại, Quản trị viên của các ngành kỹ thuật.

3. Nhóm ngành Quản trị kinh doanh - Tài chính – Ngân hàng:

Xu hướng kết hợp giữa các chuyên ngành hình thành ra những nhóm ngành nghề mới như: Quản trị rủi ro, Quản lý chất lượng chuyên ngành công nghiệp – công nghệ kỹ thuật và y tế, Quản lý hệ thống thông tin, Kế hoạch và Dự báo kinh tế - nhân lực - xã hội – kinh doanh, Tư vấn tài chính cá nhân, Quản lý dự án khoa học môi trường – hàng không, Logistic, Quản lý văn phòng cao cấp…

4. Nhóm ngành Khoa học xã hội:

Sự kết hợp giữa ngành tâm lý học, khoa học xã hội với các nhóm ngành khác như pháp luật, giáo dục như: Tư vấn học đường, Tâm lý xã hội, Tâm lý điều trị bệnh lý…

5. Nhóm ngành Y tế:

Xu hướng ứng dụng các kỹ thuật cao vào y tế hình thành các nhóm ngành mới như:  Quản trị cơ sở dữ liệu ngành y tế, Kỹ sư nghiên cứu tế bào gốc, Công nghệ y sinh, Chuyên viên nghiên cứu các vấn đề về gen…

Các nhóm ngành mới xuất hiện trong giai đoạn 2015 – 2020 đến 2025 đều chú trọng đến tính chuyên sâu, đó là sự kết hợp giữa 2 hay nhiều nhóm ngành cũ với nhau trên cơ sở cải tiến, nâng cao chất lượng trong đào tạo, kết hợp rèn luyện tay nghề. Các nhóm ngành này chú trọng đến khả năng ứng dụng vào trong thực tiễn hơn là mang tính học thuật. Nguồn nhân lực làm việc trong các nhóm ngành này đa số là nhân lực có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, được đào tạo chuyên sâu, có kiến thức và được rèn luyện kỹ năng tốt, có trình độ ngoại ngữ. Điều này cũng đặt ra những thách thức cho nhân lực của TP.HCM trong giai đoạn hội nhập kinh tế ASEAN và quốc tế.

IV. XU HƯỚNG NHÂN LỰC  THEO NHU CẦU THỊ TRƯỜNG LAO ĐỘNG HỘI NHẬP

1. Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khi tham gia  Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC), số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên 14,5% vào năm 2025; sự gia tăng cơ hội việc làm mạnh mẽ ở những ngành như sản xuất gạo, xây dựng, vận tải, dệt may và chế biến lương thực. Trong giai đoạn 2015 - 2025, nhu cầu đối với việc làm cần tay nghề trung bình nói chung sẽ tăng nhanh nhất, ở mức 28%, lao động có trình độ kỹ năng thấp là 23% và lao động có kỹ năng cao sẽ tăng 13% và sẽ có thêm nhiều cơ hội cải thiện cuộc sống của hàng triệu người.

Có 8 ngành nghề mà lao động có kỹ năng tay nghề cao được phép di chuyển trong  được 10 nước ASEAN thống nhất công nhận giá trị tương đương của chứng chỉ đào tạo của các nước thành viên là dịch vụ kỹ thuật, dịch vụ điều dưỡng, kiến trúc, giám sát thi công, kế toán, bác sĩ, nha sĩ, du lịch 

2. Ngày 05/10/2015, Hiệp định Đối tác Thương mại Xuyên Thái Bình Dương (TPP) chính thức được thông qua. Khả năng FDI vào Việt Nam sẽ tăng mạnh, đặc biệt là lĩnh vực công nghiệp chế tạo. Việc tăng cường thực thi quyền sở hữu trí tuệ nhằm đáp ứng yêu cầu của hiệp định cũng khiến dòng vốn vào lĩnh vực công nghệ thông tin khả quan hơn, bên cạnh ngành sản xuất - chế biến thực phẩm dự báo hút vốn từ các tập đoàn đa quốc gia muốn tận dụng nguồn nguyên liệu dồi dào trong nước; Một số ngành kinh tế có thể phát triển nhanh nhờ vào mức tăng trưởng kinh tế đạt được thông qua quá trình tự do hóa thương mại như các ngành: Dệt may, Da giày, thủ công nghiệp, thủy sản, điện tử, đồ gỗ và nội thất vv… Những tác động tích cực đến sự tăng trưởng kinh tế ở khu vực này sẽ mang lại nhiều cơ hội về việc làm.

Trong quá trình hội nhập kinh tế thế giới, xây dựng nền kinh tế thị trường theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.  Hiện nay tại thành phố có 56 trường đại học, 26 trường cao đẳng chuyên nghiệp, 13 trường cao đẳng nghề, 41 trường trung cấp chuyên nghiệp, 27 trường trung cấp nghề và trên 390 trung tâm - cơ sở  dạy nghề;  mỗi năm thành phố đào tạo khoảng 300.000 lao động. Thị trường lao động TP. Hồ Chí Minh và cả nước đang phát triển với yêu cầu tăng cường nhanh nguồn nhân lực có trình độ cao, có kiến thức kỹ năng về khoa học, công nghệ, quản lý, sản xuất, kinh doanh. Với góc nhìn của người làm công tác Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM nêu về thị trường lao động thành phố trong quá trình hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN năm 2015. Theo tôi có 3 vấn đề thách thức của nguồn nhân lực Việt Nam quan tâm nhất là: kỹ năng, ngoại ngữ và tác phong công nghiệp (kỷ luật và trách nhiệm)

Nguồn: Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TP.HCM

Tìm việc làm
Kêt nối với trường
Thăm dò ý kiến

Sau khi tốt nghiệp trường Cao đẳng Công nghệ Thủ Đức bạn tìm được việc làm đúng chuyên ngành hay không?

  • Đúng ngành
  • Có liên quan chuyên ngành
  • Không đúng chuyên ngành

 

Cảm ơn bạn gia nhập mạng lưới nhân tài của chúng tôi,

Bằng cách tham gia mạng lưới nhân tài của chúng tôi, bạn chưa thực sự ứng tuyển vào các vị trí tuyển dụng.

Hãy ứng tuyển ngay để trở thành ứng viên sáng giá cho vị trí tuyển dụng của chúng tôi hoặc tiếp tục cập nhật hồ sơ.